SƠ LƯỢC VỀ KHÓA HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN
👉 Sơ lược về khóa học CAD- Thiết kế hệ thống điện
• Tính toán thiết kế hệ thống điện có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập một dự án đầu tư xây dựng. Để có được một bản thiết kế hoàn chỉnh và chính xác đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, người thiết kế phải có kỹ năng và kiến thức thực tế rõ ràng. Có thể nói, điện là linh hồn của các hệ thống M&E trong công trình.
• Nhằm định hướng cho các bạn sinh viên mới ra trường, sinh viên đang theo học chuyên ngành điện.
• Giúp các bạn kỹ sư chuyên về hệ thống điện giải quyết các khó khăn trong công việc.
• Các bạn công tác trong các ngành kỹ thuật liên quan như điều hòa không khí, cấp thoát nước, pccc muốn quan tâm về lĩnh vực thiết kế hệ thống điện.
• Đây là một nghề không bao giờ mất đi trong kỷ nguyên 4.0 này
Lợi ích khóa học
• Giúp bạn tự tin đọc hiểu các bản vẽ điện nặng, điện điều khiển. Đọc hiểu các sơ đồ đơn tuyến, chi tiết.
• Giúp nắm bắt được chính xác trình tự các bước thiết kế hệ thống điện.
• Giúp bạn tự tin tính toán, thiết kế các phần của các công trình biệt thự, tòa nhà, nhà xưởng hay các khu đô thị:
o Điện cấp nguồn, động lực
o Điện chiếu sáng
o Điện nhẹ
o Hệ thống tiếp địa, chống sét
• Bạn sẽ được cung cấp các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia trong thiết kế.
Cam kết
• Luôn sát cánh cùng học viên bằng việc giảng viên và cam kết tư vấn hỗ trợ mọi vấn đề về kỹ thuật trước, trong và sau khóa học.
• Học lại miễn phí khóa học nếu chưa nắm vững kiến thức.
Những ai nên học
• Các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp
• Các kỹ sư, cử nhân mới đi làm từ 1-3 năm
• Các kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư nhiệt lạnh, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,… muốn học điện.
• Các quản lý, giám sát, phó giám đốc các công ty M&E
kiến trúc, xây dựng cần bổ sung kiến thức, năng lực
Nội dung khóa học (18 buổi)
Học Phần I: Tổng quan về hệ thống điện trong công trình tòa nhà, nhà máy
Mục đích học phần I
Người học nắm bắt được toàn bộ các công việc:
• Đọc bản vẽ – Hiểu nguyên lý, chức năng, nhiệm vụ hệ thống.
• Công tác an toàn.
Nội dung
Bài 1: Đọc hiểu bản vẽ hệ thống điện – điện nhẹ
Những yêu cầu quan trọng trong quá trình đọc bản vẽ:
• Bố cục của bản vẽ.
• Phương pháp đọc bản vẽ nhanh và hiệu quả.
• Ký hiệu trên bản vẽ, những sai sót khi đọc bản vẽ.
• Thông số kỹ thuật các thiết bị điện, biện pháp thi công.
Bài 2: Sơ đồ đơn tuyến và đặc tính kỹ thuật của thiết bị điện.
• Ký hiệu cho các thiết bị trong hệ thống điện.
• Nguyên lý và mục đích sử dụng của các thiết bị điện.
• Đặc tính của dây và cáp điện, thang máng cáp.
• Bù hệ số công suất, những lưu ý quan trọng của tủ tụ bù.
• Những yêu cầu của hệ thống tiếp địa an toàn và tiếp địa làm việc.
Bài 3: Bản vẽ mặt bằng, sơ đồ nguyên lý điện động lực, điện nhẹ.
• Biết được cách đọc bố trí thiết bị trên mặt bằng, nắm được các thông số kỹ thuật tên lộ, chủng loại cáp.
• Biết được nguyên lý đi dây cho các hệ thống TEL, INTERPHONE, LAN, PA, FA.
• Đọc hiểu tủ điện, phân pha tủ điện, chất lượng điện năng bao gồm những yếu tố nào?
• Hệ thống kim thu sét, nối đất theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.
Bài 4:
• Thực hành nhận dạng và lập bảng kê thông số các thiết bị điện trong tủ điện.
• Cách đọc Catalogue của các thiết bị điện.
• Tiêu chuẩn International Protection (IP).
• Các nguy cơ mất an toàn và tai nạn trên công trường, phương pháp phòng tránh.
• Test kiểm tra chất lượng học phần I.
Học Phần II: Thiết kế hệ thống điện – điện nhẹ – báo cháy
Mục đích học phần II
Học viên cần nắm được:
• Phương pháp xác định thông tin và yêu cầu thiết kế cho một dự án.
• Các tiêu chuẩn thiết kế trong nước và nước ngoài, iec, phương pháp áp vận dụng hiệu quả cho các dự án với mức đầu tư khác nhau.
• Quy trình thiết kế dự án.
• Phần mềm thiết kế và phương pháp tính toán thiết kế trên phần mềm.
• Vẽ và tính toán thiết kế cho dự án (Hệ thống chiếu sáng – ổ cắm, hệ thống cấp nguồn (dây cáp, thiết bị đóng cắt…) tủ điện, trạm biến áp, tủ trung thế).
• Vẽ và tính toán thiết kế hệ thống điện nhẹ, an ninh: Lan – Tel –
Loa – Camera, nhà dân, nhà xưởng, nhà cao tầng, công trình dân dụng, v.v…
• Vẽ và tính toán thiết kế hệ thống phòng cháy- báo cháy:
Hệ thống báo cháy địa chỉ – Báo cháy Zone.
Nội dung
Bài 1: Một số quy chuẩn trong bản vẽ thiết kế; tiêu chuẩn, phần mềm, các bước thiết kế và cách áp dụng hiệu quả
• Thiết lập môi trường vẽ từ bản vẽ kiến trúc,quy hoạch về bản vẽ điện.
• Xác lập bảng biểu xác nhận thông tin và những yêu cầu thiết kế khi làm việc với chủ đầu tư.
• Một số lệnh cad ,hoặc revit thường dùng khi triển khai thiết kế.
• Thực hành dự án
• Các Bước triển khai thiết kế điện.
• Hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế: Dialux, ecodial, benji, revit mep …
• Tiêu chuẩn và phương pháp áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế hiệu quả.
Bài 2: Tính toán thiết kế hệ thống chiếu sáng
• Đèn chiếu sáng và thông số kỹ thuật đèn chiếu sáng.
• Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng trong và ngoài nhà.
• Lập file tính toán thiết kế chiếu sáng trong nhà và đường giao thông.
• Thực hành thiết kế chiếu sáng cho dự án
Bài 3: Tính toán thiết kế hệ thống ổ cắm
• Chủng loại ổ cắm và phương pháp tính toán số lượng ổ cắm.
• Tiêu chuẩn tính chọn công suất cho ổ cắm và phương pháp tính công suất cho một lộ ổ cắm.
o Phương pháp xác định hệ số đồng thời, hệ số sử dụng, hệ số phát triến.
o Phương pháp xác phụ tải tính toán.
• Thực hành thiết kế ổ cắm cho dự án
Bài 4: Tính toán thiết kế hệ thống truyền tải và cấp nguồn
• Tiêu chuẩn thiết kế và đặc tính kỹ thuật thiết bị đóng cắt, cáp, tủ điện.
o Phương pháp xác định hệ số đồng thời, hệ số sử dụng, hệ số phát triến.
o Phương pháp xác định phụ tải tính toán.
• Lập file tính chọn cáp, busway, thiết bị đóng cắt.
• Thực hành thiết kế cấp nguồn cho dự án
Bài 5: Tính toán thiết kế tủ điện trong M&E
• Tính toán thiết kế tủ động lực và chiếu sáng.
• Tính toán thiết kế tủ Bơm sinh hoạt, bơm chữa cháy, khí nén, điều hòa thông gió.
• Tính toán thiết kế tủ ATS.
• Tính toán thiết kế tủ tụ bù.
• Thực hành thiết kế tủ điện cho dự án
Bài 6: Tính toán thiết kế hệ thống chống sét, tiếp địa, trạm biến áp, hệ thống trung thế
• Tính toán thiết kế hệ thống chống sét, tiếp địa:
o Tiêu chuẩn áp dụng và phương pháp tính toán.
o Phương pháp tính toán và xác định số lượng cọc tiếp địa.
o Thực hành thiết kế hệ thống chống sét – tiếp địa dự án
• Tính toán thiết kế trạm biến áp và phòng máy phát, tủ trung thế:
o Phương pháp tính toán phụ tải tính toán lựa chọn công suất trạm biến áp ,máy phát, tủ trung thế.
o Phương pháp tính nhanh kết cấu cơ khí đường dây, xà, móng trạm, cột, móng máy phát.
o Thực hành thiết kế hệ thống chống sét – tiếp địa dự án
Bài 7: Tính toán thiết kế hệ thống báo cháy
• Tính toán thiết kế hệ thống báo cháy theo zone:
o Tiêu chuẩn áp dụng và phương pháp tính toán.
o Phương pháp tính toán và xác định số lượng đầu báo.
• Tính toán thiết kế hệ thống báo cháy theo địa chỉ:
o Tiêu chuẩn áp dụng và phương pháp tính toán.
o Phương pháp tính toán và xác định số lượng đầu báo.
• Tính toán thiết kế hệ thống đèn exit, emergency:
o Tiêu chuẩn áp dụng và phương pháp tính toán.
o Phương pháp tính toán và xác định số lượng đèn.
Bài 8: Tính toán thiết kế hệ thống điện nhẹ và hồ sơ thiết kế
• Tính toán thiết kế hệ thống Lan.
• Tính toán thiết kế hệ thống Tel.
• Tính toán thiết kế hệ thống loa.
• Tính toán thiết kế hệ thống camera.
Học Phần III: Đo bóc khối lượng phần điện
Mục đích
Học viên cần nắm được:
• Phương pháp triển khai đo bóc trên bản cứng và bản mềm hiệu quả.
• Một số công cụ và bảng tính toán nhanh trong đo bóc khối lượng.
• Hệ số đo bóc khối lượng : dây – ống – Thang máng …khi đo bóc chào thầu ,đo bóc triển khai thi công.
Nội dung
Bài 1: Đo bóc khối lượng phần điện
• Phương pháp triển khai đo bóc trên bản cứng và bản mềm hiệu quả.
• Thiết lập file tính toán và quản lý đo bóc cho phần dây, cáp – ống – Thang máng…
• Thiết lập file khối lượng mẫu (vật tư chính, vật tư phụ) đầy đủ… và phương pháp xác định hệ số đo bóc.
• Thực hành đo bóc khối lượng cho dự án
Bài 2: Đo bóc khối lượng phần điện (tiếp)
• Thực hành đo bóc khối lượng cho dự án
Nhận xét
Đăng nhận xét